您现在的位置是:Thể thao >>正文
Nhận định, soi kèo Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2: Chiến đấu vì danh dự
Thể thao42222人已围观
简介 Chiểu Sương - 23/02/2025 04:46 Ngoại Hạng Anh ...
Tags:
相关文章
Soi kèo góc Ipswich vs Tottenham, 22h00 ngày 22/2
Thể thaoPhạm Xuân Hải - 21/02/2025 21:02 Kèo phạt góc ...
【Thể thao】
阅读更多NTK Nhật Dũng tặng 5000 suất cơm, nhu yếu phẩm giúp người dân vùng lũ
Thể thaoMột thành viên trong đội cứu trợ cho biết, đã nhiều ngày nay, Nhật Dũng mất ăn, mất ngủ, lặn lội ra vào vùng lụt miền Trung để cứu trợ bà con. NTK Nhật Dũng bên những gói đồ cứu trợ chuẩn bị chuyển vào miền Trung. Nhật Dũng chia sẻ, từ khi cơn bão đổ bộ về "rốn lũ" Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, hàng nghìn đoàn cứu trợ trên mọi miền Tổ quốc đã mang theo lượng lớn nhu yếu phẩm, thuốc men... hỗ trợ người dân.
Tuy nhiên việc cứu trợ đang gặp nhiều khó khăn. Ở nhiều nơi vẫn còn ngập nước, bị cách ly với các vùng khác, một số nơi nước cơ bản đã rút nhưng tình trạng thiếu nước và lương thực vẫn đang ở mức cao. Chính vì vậy, anh đã cẩn thận lặn lội vào sâu trong các vùng lũ để tìm hiểu nhu cầu của người dân trước khi đóng gói nhu yếu phẩm.
“Người dân chủ yếu cần các nhu yếu phẩm như lương khô, đồ ăn nhanh, thuốc men, thậm chí là băng vệ sinh. Lúc này nếu có cơm cho bà con ăn thì tốt quá, nhưng ở một số nơi cơm không đưa vào được và cũng không bảo quản được lâu. Ngoài ra, đối với chị em phụ nữ thì băng vệ sinh còn cần thiết hơn cả cơm ăn nước uống. Vì vậy trong gói nhu yếu phẩm hỗ trợ bà con, Nhật Dũng cùng các thành viên trong đoàn đã mua để gửi cho chị em”, NTK cho biết.Showroom của NTK Nhật Dũng đã trở thành nơi tập kết đồ cứu trợ. “Chia quà là một nghệ thuật, cho quà là một kinh nghiệm. Người nhận quà phải được trân trọng thì món quà mới chia sẻ nỗi đau của người dân. Cho quà không phải là bố thí”, anh nói.
Ngoài thực phẩm, anh còn tặng kèm dầu gió, thuốc men và đặc biệt cả thuốc bôi ghẻ, bởi sau lũ nhiều người dân bị nước ăn chân...
Nhật Dũng còn lặn lội vào vùng lũ khảo sát để những gói hỗ trợ đến được tay những gia đình thực sự cần. Với 4.500 suất quà, ngoài nhiều nhu yếu phẩm cần thiết, còn có tiền mặt do anh và các tổ chức, cá nhân đóng góp.
Nhật Dũng đã cùng với ekip nấu gần 5000 suất cơm và ủng hộ hàng trăm suất nhu yếu phẩm tới bà con vùng lũ. Bên cạnh đó, Nhật Dũng còn nấu được gần 5.000 suất cơm cứu đói chuyển đến tay người dân. Điều đáng quý là trong những ngày qua, mẹ anh dù đã 74 tuổi nhưng cũng thức khuya dậy sớm cùng Nhật Dũng nấu cơm, sắp đồ để anh vào vùng lũ.
Trải qua nhiều khó khăn vất vả để đưa được đồ đến với người dân, nhưng Nhật Dũng khẳng định, khó khăn của người đi cứu trợ chẳng thấm tháp gì so với khó khăn của người nhận cứu trợ. Bởi họ đã mất mát quá nhiều, không thể kể hết nỗi khổ ấy…
Những chuyến xe chở đồ cứu trợ bà con miền Trung mùa lụt 2020. Những món quà đến tận tay bà con vùng lũ. Nhật Dũng cho biết, không phải là người nổi tiếng thì có nhiều tiền đi từ thiện, mà những người như anh và nhiều văn nghệ sĩ họ có lợi thế hơn những người khác bởi được công chúng biết đến. Từ điều đó mới có thể kêu gọi để giúp đỡ cộng đồng hay lan tỏa tinh thần ấy đến với nhiều người.
‘Cả làng’ gọi nhau nhóm bếp, nấu nghìn suất xôi gửi vùng lũ lụt
Hình ảnh người phụ nữ ngoài tuổi 70, vừa trông cháu vừa cắm cúi giã lạc, gửi tặng đồng bào vùng lũ khiến nhiều người xúc động.
">...
【Thể thao】
阅读更多Người đẹp Việt chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt
Thể thaoTuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2020 - Vietnam International Fashion Week 2020 là sự kiện thời trang lớn khi quy tụ đông đảo các nhà thiết kế danh giá. Mới đây, vòng tuyển chọn người mẫu để tìm ra những gương mặt sáng giá cho sự kiện thời trang đình đám này đã thu hút hàng nghìn người mẫu Việt Nam và quốc tế tham gia.
Các mẫu nhí cùng chung tay vì em nhỏ miền Trung. Mở màn buổi tuyển chọn, "bà trùm làng mốt" Trang Lê đã có những chia sẻ xúc động: “Đối với tôi, một người mẫu thành công - ngoài có một thân hình đẹp, chuẩn người mẫu thì cũng cần có một lối sống đẹp, một trái tim đẹp. Và ngày hôm nay, trong khi chúng ta đang vô cùng may mắn ở một khách sạn 5 sao để chuẩn bị casting cho Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2020, thì những đồng bào của chúng ta ở khu vực miền Trung đang phải chịu những hậu quả rất nặng nề gây ra bởi lũ lụt.
Họ mất nhiều thứ, mất nhà cửa và mất cả cuộc sống bình thường. Vì vậy, trong giây phút này, tôi rất muốn tất cả các bạn, dù là người mẫu chuyên nghiệp hay trên con đường chuẩn bị là người mẫu chuyên nghiệp, hãy dành một ít tấm lòng của mình để ủng hộ đồng bào của chúng ta.
Dù ít, dù nhiều, chúng ta hãy thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ. Và tôi sẽ là người đầu tiên làm việc này. Tôi sẽ dành 100 triệu đồng để chung tay cùng với đồng bào khắc phục phần nào thiệt hại mà họ đã chịu".
Ngay sau lời kêu gọi của bà Trang Lê, lần lượt các giám khảo và người mẫu tại buổi casting đã tích cực hưởng ứng bằng cách quyên góp vào thùng tiền đã được chuẩn bị sẵn.
Đặc biệt, dàn mẫu nhí tuy còn nhỏ, thậm chí có những bé chỉ mới 4,5 tuổi nhưng đã rất hăng hái cùng mọi người chung tay giúp đỡ đồng bào miền Trung.
Các thành viên tham gia buổi tuyển chọn chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2020 là sự kiện thời trang lớn. Chính vì thế, vòng tuyển chọn cho ngày hội thời trang này được tổ chức vô cùng công phu, kỹ lưỡng. Những gương mặt sáng giá đã được tuyển chọn để khoác lên mình những bộ trang phục lộng lẫy, sải bước trên sàn diễn được mong chờ nhất năm.
Làm máy lọc nước, chăm 4.000 con gà giống tặng bà con miền Trung
Sau mùa lụt, việc giúp bà con miền Trung có nước sạch để sinh hoạt, có gà giống để tái sản xuất là những việc làm ý nghĩa mà anh Thành, anh Hòa cũng những người bạn đang tích cực triển khai.
">...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Soi kèo góc Bournemouth vs Wolverhampton, 22h00 ngày 22/2
- Bí quyết xào mì không dính, thơm ngon, đậm đà
- Thị trường xe hybrid ngày càng mở rộng tại Việt Nam
- 1001 góc check
- Nhận định, soi kèo Leipzig vs Heidenheim, 21h30 ngày 23/2: Chiến thắng thứ 5
- Phát hiện hài cốt liệt sỹ kèm nhiều di vật trong vườn nhà dân
最新文章
-
Soi kèo phạt góc Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2
-
Người thừa kế 2 tỷ USD Kim Lim (sinh năm 1991) là con gái duy nhất của tỷ phú Singapore - Peter Lim (67 tuổi), người có tài sản khoảng 2 tỷ USD vào năm 2019 và là chủ của CLB bóng đá Tây Ban Nha Valencia.
Kim Lim sở hữu nhan sắc kiêu sa. Cô nổi tiếng thông minh, xinh đẹp, có tài kinh doanh và hưởng thụ cuộc sống xa hoa không kém gì các nàng công chúa trên thế giới.
Rich kid 9X từng học ngành Quản trị kinh doanh và Marketing tại trường nội trú Queenswood ở Hertfordshire (Anh). Cô khẳng định, trong tương lai cô sẽ kế nghiệp cha và mở rộng hoạt động kinh doanh của gia đình.
Kim Lim gây chú ý trong giới nhà giàu châu Á và mạng xã hội khi sở hữu kho đồ hiệu khổng lồ cùng những bữa tiệc dát vàng.
9X Singapore gây chú ý trên mạng xã hội với bộ sưu tập hàng hiệu khổng lồ. Mỗi khi di chuyển, Kim Lim thường sử dụng chuyên cơ hoặc khoang hạng nhất của máy bay dân dụng. Gia đình cô sở hữu bộ sưu tập siêu xe hoành tráng nhưng cô không lái xe mà sử dụng tài xế riêng.
Mối tình đình đám với con trai vua sòng bài
Kim Lim từng có mối tình đẹp với Mario Ho - con trai ông trùm Casino - Stanley Ho (Hà Hồng Sân) ở Macau (Trung Quốc).
Kim Lim và con trai vua sòng bài Macau từng có chuyện tình đình đám. Mario có thành tích học tập đáng nể. Năm 11 tuổi, anh đoạt giải trong cuộc thi toán học thế giới, được ưu ái gọi là thiên tài toán học. Anh cũng giành huy chương vàng Olympic Toán học thế giới 5 năm liền.
Sau khi tốt nghiệp trung học, anh chàng được hai trường đại học hàng đầu thế giới là đại học Oxford và đại học MIT (Mỹ) mời nhập học. Năm 2016, Mario Ho chọn đại học MIT. Anh là thạc sĩ tài chính trẻ nhất trong lịch sử của trường.
Thuở mặn nồng của cả hai. Tháng 1/2016, Kim Lim và Mario Ho bắt đầu hẹn hò. Khi còn mặn nồng, cặp đôi thường xuyên đăng ảnh tình tứ lên trang cá nhân.
Nhiều người hi vọng, họ sẽ có đám cưới cổ tích nhưng cuối cùng cả hai chia tay trong im lặng. Nay, Mario Ho đã lập gia đình với Ming Xi - người mẫu nội y.
Ly hôn chồng sau 3 năm chung sống
Sau khi chia tay Mario Ho, tháng 2/2017 Kim Lim vội vã đăng ký kết hôn cùng bạn trai Kho Bin Kai (30 tuổi).
Cả hai lên kế hoạch tổ chức đám cưới vào đầu năm 2018. Tuy nhiên, hôn lễ phải hoãn lại khi cô mang thai và sinh con đầu lòng.
Kim Lim bên con đầu lòng. Hai người được trợ lý của Kim Lim mai mối. Lần đầu họ gặp nhau tại Thái Lan và nhanh chóng quyết định kết hôn sau 6 tháng gặp gỡ.
Kim Lim thường xuyên đăng tải ảnh chồng con lên mạng xã hội với lời lẽ đầy hạnh phúc.
Kim Lim làm mẹ đơn thân sau 3 năm hôn nhân. Đến năm 2019, Kho Bin Kai phải hầu tòa vì đánh bạc. Chồng của Kim Lim được cho tại ngoại vào cuối tháng 8/2019, sau khi đóng 25.000 USD tiền phạt.
Sau lùm xùm này, Kim Lim lặng lẽ gỡ hết ảnh của chồng. Năm 2020, cô thông báo đã ly hôn chồng sau 3 năm chung sống.
Chia sẻ với trang Icon Singapore, Kim Lim tiết lộ, cô và chồng đã ly thân được 1 năm. "Cả hai thấy không còn hòa hợp trong cuộc sống chung. Thay vì cố chấp cho một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, tại sao không để cho cả hai bên theo đuổi tự do của riêng mình?", Kim Lim nói.
Gia đình hạnh phúc một thời của CEO 9X. Người thừa kế 9X cũng khẳng định, quyết định chia tay này không phải là một sự bốc đồng.
Lim cho biết thêm, cô và chồng là những người đối lập nhau. Trong khi Lim nói nhiều, thích ăn sashimi, thời trang và là một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, Kai lại trầm tính, ăn mặc giản dị, không thích mạng xã hội và chỉ ăn đồ nấu chín.
Kim Lim đang tiếp quản công việc của người cha giàu có. Lim chia sẻ rằng khi cô yêu cầu ly hôn, Kai đã lặng lẽ chấp nhận. Giờ đây, Lim đang dồn hết tâm sức vào công việc kinh doanh các trung tâm làm đẹp.
Từ ái nữ của tỷ phú giàu có ở Singapore, Kim Lim trở thành CEO thành đạt, sở hữu công ty ăn nên, làm ra.
Những ái nữ tài năng, thừa kế khối tài sản khủng của các tỷ phú thế giới
Ái nữ của các tỷ phú thế giới không chỉ thừa kế khối tài sản lớn mà còn sở hữu nhan sắc và tài năng vượt trội.
" alt="Con gái tỷ phú Singapore xinh đẹp, thông minh nhưng tình duyên lận đận">Con gái tỷ phú Singapore xinh đẹp, thông minh nhưng tình duyên lận đận
-
Nghiện cờ bạc ăn vào máu, bạn có tin không? Cái máu đỏ đen một khi đã manh nha xuất hiện trong bất kỳ người đàn ông hay phụ nữ nào thì nó cũng sẽ mọc rễ, đâm chồi và lấn át lý tính, lấn át luôn lương tri và tính người! Một người từng đánh bạc nờ nần cả tỷ đồng, cái giá ấy không hề rẻ. Hậu họa của anh ta may mắn có gia đình gánh vác, bố mẹ cầm sổ đỏ vay mượn cứu rỗi anh ta thoát khỏi vòng vây của chủ nợ và giữ được công việc hiện tại. Rồi cơn đột quỵ khiến mẹ anh nhập viện đã thức tỉnh giúp anh lánh xa con đường cờ bạc, quay quắt làm việc để trả nợ.
Cái giây phút thức tỉnh ấy sẽ kéo dài bao lâu? Bạn có dám chắc suốt phần đời còn lại, con bạc - chồng bạn không còn nhúng chàm và sa lầy nữa? Hay “ngựa quen đường cũ”, nợ nần thanh toán xong xuôi lại rủng rỉnh kiếm mấy chiếu bạc, tìm mấy ổ bạc mà nướng mình? Và bạn nên nhớ rằng trong cái viễn cảnh có phần u tối ấy, bạn chứ không phải bố mẹ anh ta sẽ phải gánh tất cả mọi hậu họa do thói đam mê cờ bạc gây ra!
“Cờ bạc là bác thằng bần”, mấy ai làm giàu từ trò đen đỏ đâu! Xưa nay toàn cảnh nhà trống hoác, gia đình lục đục, vợ con nheo nhóc chiếm ngự tổ ấm nơi con bạc cư ngụ. Nhưng tại sao người ta biết túng quẫn, biết tan nát cửa nhà mà vẫn đâm đầu vào? Bởi bệnh nghiện cờ bạc lạ lắm! Quay quắt kiếm tiền, hưng phấn gầy sòng, quẩn quanh tâm trí nơi mấy ván cược, mấy trò lắc xỉu, mấy con bài đen đỏ.
Nếu chẳng may vớ phải ông chồng cờ bạc, bạn phải chấp nhận cảnh nhà thiếu trước hụt sau liên miên! Một bữa thắng thì có đến năm bảy dạo thua trắng. Tiền bạc tích cóp, tài sản dành dụm sẽ dần dần đội nón ra đi…
Nếu chẳng may vớ phải ông chồng cờ bạc, bạn phải chấp nhận cảnh nợ vây quanh năm suốt tháng! Mượn nợ bên này, vay nợ bên kia đắp đổi suốt. Con bạc chỉ biết làm thế nào để có tiền trong tay, kể cả “tiền nóng”, hòng gỡ lại số tiền đã thua nhưng có biết đâu rằng keo này thua, keo sau thua và cứ thế nợ dài ra mãi…
Nếu chẳng may vớ phải ông chồng cờ bạc, bạn sẽ phải chấp nhận cảnh gia đình lục đục, vợ chồng cãi vã, con cái nheo nhóc! Tiếng cười của đôi ba lần thắng bạc chẳng thể bù trừ cho cảnh nhà cứ vang lên tiếng cằn nhằn, mắng nhiếc, chửi rủa, chén bát va chạm sau những lần đòi tiền vợ bất thành…
Nếu chẳng may vớ phải ông chồng cờ bạc, bạn sẽ phải chấp nhận cảnh lẻ bóng bươn chải lo toan từ chuyện lớn đến bé trong gia đình. Lễ tết sẽ chẳng có bóng dáng chồng và dăm ba ngày nghỉ cũng vắng bóng, bởi con bạc đang mải mê “chinh chiến” chẳng còn tâm trí dành cho vợ, con đâu…
Nếu chẳng may vớ phải ông chồng cờ bạc, bạn sẽ cám cảnh vô cùng mỗi khi bóng tối nhập nhoạng, đèn đường đã lên từ lâu mà chồng mất tăm mất tích. Đêm nối đêm thức trắng đợi tiếng xe quen thuộc của chồng nhưng có khi sáng bảnh mắt con bạc mới lết thân trở về…
Nếu chẳng may vớ phải ông chồng cờ bạc, bạn sẽ quen dần với cảnh ngượng chín mặt khi người thân, người quen đòi tiền mà chồng bạn vay lần này đến lần khác và hứa hẹn. Đó là còn chưa kể cảnh chủ nợ đến nhà đòi xiết thứ này thứ nọ, xã hội đen vây kín ném mắm tôm, tạt sơn bẩn…
Tại sao tôi lại tường tận như thế ư? Vì tôi từng là vợ của một con bạc, từng nghe lời hứa hẹn tu tâm tỉnh trí chừa thói bài bạc và từng thất vọng cùng cực đến mức tuyệt vọng khi lời hứa cứ như gió thoảng bay!
Sẽ chẳng hay ho gì khi khuyên một người sắp cưới nghĩ suy lại về đám cưới của mình! Sẽ là khẩu nghiệp nếu dồn ứ nỗi sợ mơ hồ lên cô dâu tương lai về viễn cảnh u tối!
Nhưng tôi thật lòng mong bạn bình tâm đánh giá lại cuộc hôn nhân của mình, nhìn nhận sự chân thật trong từng biểu hiện của “chú rể” và chính bạn chứ không phải ai khác quyết định “cầm chèo” đẩy con thuyền hôn nhân của mình tiến về phía trước hay chờ thêm thời gian thử thách…
Trước ngày cưới, bạn trai thú nhận từng đánh bạc, hiện còn nợ 170 triệu
Thời gian chuẩn bị đám cưới tôi mới phát hiện anh từng là một kẻ nghiện bài bạc, nợ nần hàng tỷ đồng.
" alt="Tâm sự của người vợ có chồng nghiện cờ bạc">Tâm sự của người vợ có chồng nghiện cờ bạc
-
Đi khám một mình đêm khuya, sợ con cháu biết 11h30 tối, số điện thoại khẩn cấp 120 của bệnh viện ở Hà Nam (Trung Quốc) đổ chuông. Một người phụ nữ gọi đến. Bà có triệu chứng chóng mặt, tức ngực, khó thở, buồn nôn và nôn, suy nhược.
Sau khi báo địa chỉ, bà nói với nhân viên y tế rằng bà sẽ ngồi sẵn ở cửa để chờ.
Đến bệnh viện, sau một hồi thăm khám và hỏi han, bác sĩ biết rằng, bà có tiền sử cao huyết áp và bệnh tim.
Gần đây, do tin vào những lời quảng cáo về những bài thuốc có thể trị tận gốc bệnh cao huyết áp, bà đã nghe theo. Nửa tháng nay bà không dùng các loại thuốc hạ huyết áp do bác sĩ ở bệnh viện kê cho nữa.
Khi tình trạng của bà ổn định, bác sĩ yêu cầu bà liên lạc với người nhà càng sớm càng tốt nhưng bà tỏ ra lúng túng. Bà nói rằng mình đã già, không nhớ được số điện thoại của các con, quên mang theo điện thoại di động...
Bác sĩ không còn cách nào khác, đành phải sắp xếp một chiếc giường cho bà tạm thời nghỉ ngơi.
Nhưng bà không nằm yên, cứ nửa tiếng bà lại đến tìm bác sĩ. Khi thấy bác sĩ đang bận rộn với những bệnh nhân khác, bà lại quay đi.
2h sáng, không có bệnh nhân ở chỗ bác sĩ, bà mới mạnh dạn bước vào phòng.
Bà cầu xin bác sĩ giúp bà che giấu tình trạng bệnh của mình. Bà nói, bà có một con trai, một con gái. Con trai bà là sinh viên tốt nghiệp một trường danh tiếng, đã lập gia đình ở Bắc Kinh và đang làm việc ở một công ty nước ngoài. Anh rất bận, sẽ không thể đến được.
Con gái bà ở cùng Hà Nam nhưng đã kết hôn mười năm, sinh đôi ba năm trước, mỗi ngày đều bận rộn.
Ảnh minh họa của Sina Vào các ngày trong tuần, bà sống một mình và không cho con cái biết về tình trạng bệnh của mình.
"Các con bận quá, muốn tôi phải tự chăm sóc tốt cho mình. Vì thế, khi nghe nói, có người có thể chữa dứt điểm bệnh cao huyết áp, tôi đã tin theo. Bây giờ, chúng biết tôi tự đi khám và chữa bệnh theo thầy lang, chúng sẽ trách tôi”, nói xong, bà bật khóc.
Khi bác sĩ khuyên bà nên sống với con cháu vì bệnh của bà khá nguy hiểm thì mắt bà lão đỏ hoe. Bà lắc đầu, xua tay, thở dài.
Ba năm nuốt giận để tránh mâu thuẫn mẹ chồng con dâu
Người phụ nữ kể, khi con dâu sinh con, bà đã dọn đến ở cùng theo yêu cầu để chăm sóc cho con và cháu.
Tuy nhiên, vì bà là người nông thôn trong khi con dâu là người thành phố, lại là con một nên hai người có sự khác biệt về suy nghĩ.
Khi đi sinh, nàng dâu yêu cầu được tiêm mũi giảm đau. Bà nghe thấy vậy, liền hỏi bác sĩ xem có hại gì cho con không?
Con dâu ngẩn ra, vẻ mặt không vui: "Bà không hiểu thì đừng hỏi, đừng chỉ quan tâm đến cháu trai, mặc kệ con dâu chết hay sống”.
Bà buột miệng nói thêm 1 câu: “Thôi, đàn bà sinh con thì phải đau. Không đau, làm mẹ sao được?”. Nhưng vì câu nói này mà con dâu giận bà suốt nửa tháng.
Khi cháu trai được một tuổi, bắt đầu nói bập bẹ, bà ngày nào cũng ở bên cháu nên đứa trẻ học theo giọng nói của bà, nói phương ngữ Hà Nam.
Con dâu rất bực. Cô yêu cầu mẹ học nói tiếng phổ thông, còn không thì nói càng ít càng tốt để đứa trẻ không học theo giọng địa phương của bà.
Nhưng đã gần 70 tuổi nên bà không học được tiếng phổ thông, không đổi giọng được. Từ đó bà không dám nói nhiều trước mặt con trai và con dâu.
Ảnh minh họa của Sina. Có lần, thấy bộ đồ lót mà con trai thay để trong nhà tắm, bà cầm đi giặt giúp thì con dâu bực bội: “Anh ấy có tay chân. Bà đừng giúp. Bà đừng biến anh ấy thành một đứa trẻ khổng lồ nữa?".
Từ đó, muốn giặt đồ cho con trai bà đều phải làm một cách bí mật.
Cuối cùng, khi cháu trai đã đi học mẫu giáo bà quyết định quay trở lại nhà của mình.
Sợ con khổ, mẹ không dám nói lời nào
Sau khi bà về quê, con gái đón mẹ đến sống cùng một thời gian, nhưng cuộc sống ở đây càng khiến bà thêm đau lòng.
“Con gái tôi đi làm xa, cứ tầm 5h sáng là phải dậy chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, sau đó cháu giặt giũ, gọi con, gọi chồng dậy.
Tiếp đó, cháu phải cho hai con đi học rồi mới đi làm, ngày nào cũng vội vã. Buổi chiều chưa hết giờ làm, cháu đã phải xin nghỉ sớm, tức tốc quay lại trường đón con.
Về đến nhà, cháu xoay ra vừa nấu nướng vừa hướng dẫn con rửa tay, thay quần áo, làm bài. Con rể thì giao du bên ngoài, hoặc về nhà là nằm quẹt điện thoại, chơi game”, bà kể.
"Nhìn con gái bận như chong chóng nhưng tôi chẳng giúp được gì. Đưa cháu đi học thì tôi sợ lạc đường, nấu ăn thì sợ làm cháy", bà nói xong đưa tay lau mắt.
Một hôm, cô con gái bị mất bình tĩnh, bật khóc vì nhà cửa bừa bộn, con đi học bị cô giáo nhắc nhở, bản thân bị lãnh đạo phê bình vì đi muộn, về sớm…Thế nhưng, lúc ấy, con rể vẫn ngồi chăm chú chơi game.
Nhìn thấy cảnh ấy, bà không kìm được nên đã nói với con rể, bảo cậu dẹp game đi và giúp đỡ vợ. Con rể không nói gì nhưng hôm sau cậu không về nhà nữa.
Thấy vậy, cô con gái nói với mẹ bằng giọng bực bội: “Mẹ cứ lo cho mẹ đi, để yên chuyện của con”.
Từ đó, bà không dám hé răng nói chuyện gì. Bà chỉ sợ, bà càng nói thì hậu quả càng xấu. Cuối cùng, để bớt gánh nặng cho con, bà trở về nhà của mình.
Giọt nước mắt của mẹ
Rạng sáng, bà mới nói với bác sĩ số điện thoại của các con.
Cô con gái nhanh chóng đến bệnh viện nhưng sau khi hỏi thăm tình trạng của bà, cô tức giận và bật thành tiếng: "Mẹ nghĩ gì mà tin lời những những kẻ dối trá và những bác sĩ lang thang. Nếu những người đó mà chữa được khỏi bệnh thì cần gì đến bệnh viện? Con đã vất vả mà mẹ còn không lo được cho mẹ. Mẹ làm khổ các con rồi”.
Người con trai thì gọi điện than thở: "Vốn định đi công tác rồi mà đành phải hủy, giờ mua vé tàu về đi khám cho mẹ. Chẳng phải chỉ là cao huyết áp thôi sao. Uống thuốc đúng giờ là được. Sao có chuyện đơn giản như vậy mà mẹ cũng không làm tốt?”.
Sau khi nghe lời khiển trách, người mẹ cúi gằm mặt. Bà thấy mình giống như một tên trộm đã cướp đi thời gian, tương lai và tiền bạc của các con. Bà rất xấu hổ và không thể tha thứ cho mình…
Khi con cái đã trưởng thành, mỗi người sẽ có những mối lo như: con cái, công việc, hôn nhân... Do đó, họ sẽ rất bận rộn và thậm chí bị khủng hoảng.
Nhưng lúc này, cha mẹ của họ cũng đã già và cần sự chăm sóc của con cái nhất.
Với người già, những gì họ nhìn thấy, những gì họ nghĩ trong lòng và những gì họ nói trong miệng sẽ thường xoay quanh các con, cháu. Nhưng vì những mối lo riêng, con cái chỉ sẵn sàng dành thời gian, sự kiên nhẫn, sức lực cho con cái, công việc, tương lai, liên lạc ... của mình chứ không có bố mẹ.
Vì vậy, có bao nhiêu bậc cha mẹ đang phải sống như những tên trộm, chỉ có thể đánh cắp thời gian, sự kiên nhẫn và sức lực của bạn một cách lặng lẽ với cái giá là bạn không thích và sẽ khiển trách.
*Câu chuyện được kể bởi một bác sĩ ở Hà Nam, Trung Quốc
Cụ ông 82 tuổi kết hôn, nghẹn ngào nhận ra người vợ cưới 60 năm trước
Khi tìm hiểu thông tin để làm thủ tục kết hôn, cả hai mới giật mình nhận ra bên kia chính là người chồng/người vợ mà họ đã cưới cách đây 60 năm.
" alt="‘Đừng để cha mẹ phải sống như một tên trộm’, câu chuyện khiến nhiều người khóc">‘Đừng để cha mẹ phải sống như một tên trộm’, câu chuyện khiến nhiều người khóc
-
Nhận định, soi kèo Sanfrecce Hiroshima vs Yokohama F. Marinos, 12h00 ngày 23/2: Trái đắng xa nhà
-
4h sáng, gánh cháo đậu của bà Để bắt đầu được mở bán trên một góc đường tại Quận 6, TP.HCM. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Gánh cháo của cụ bà đơn sơ với một nồi cháo cùng các thức ăn kèm như dưa mắm, xá bấu, nước cốt dừa, muối mè. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Bà kể, bà đến với nghề bán cháo đậu hết sức tình cờ.
Ngày trước, bà từng kinh qua nhiều nghề, buôn bán nhiều mặt hàng nhưng đều không đủ sống. Một lần, bà mua cháo đậu cho đứa con cả ăn. Thấy con ngon miệng, bà cũng thử rồi cảm nhận được hương vị đặc biệt của món cháo này.
Bà quyết định mày mò, mua gạo, lựa đậu, học làm dưa mắm, xá bấu, nấu cháo gánh đi bán. Sau ít ngày chật vật ban đầu, những chén cháo dịu mát, bùi, ngọt nhưng không ngấy của bà có chỗ đứng trong lòng người sành ăn cháo đậu.
Cứ thế, bà gánh cháo đi bán để nuôi 7 người con ăn học. Bây giờ, lưng đã còng, không còn chịu nổi sức nặng của gánh cháo, bà làm chiếc xe nhỏ, đẩy nồi cháo ra một góc vỉa hè bán. Nhưng chẳng vì thế mà cháo bà ít ngon, khách ít đến ủng hộ.
Ngược lại, không còn được phục vụ tận nơi như trước, khách của bà tự đến vỉa hè, mua cho được gói cháo nhỏ với giá chỉ từ 10.000 đồng để ăn cho đỡ nhớ. Hiện, bà có thêm sự giúp sức của người con gái nhưng vẫn không kịp gói cháo cho khách.
Anh Hùng, một người khách quen lâu năm của bà chia sẻ: “Tôi chưa thấy ai nấu cháo đậu ngon bằng bà Để. Trước đây, tôi hay ăn ở một gánh cháo khác. Sau này, ăn cháo của bà, tôi mê luôn. Bây giờ, tôi chỉ ăn cháo của bà nấu thôi”.
Nấu bằng cả tấm lòng
Có tuổi đời ngót ngét 50 năm, gánh cháo của cụ bà vẫn đắt khách, đến nỗi chị Hoa - con gái cụ phải ra phụ mẹ gói cháo. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Để có nồi cháo ngon, bà thức dậy vào 2h sáng mỗi ngày. 2h30, bà nấu cháo và sau 2 tiếng rưỡi đồng hồ cháo mới xong. Cháo đậu của bà không lỏng cũng không quá đặc mà có độ dẻo như xôi chè.
Hạt gạo trong cháo không nát, đậu còn nguyên hình nhưng rất mềm và bùi. Nấu lâu nhưng cháo vẫn giữ được hương, vị rất riêng của hạt gạo, đậu đen. Bà nói, để cháo ngon, bà phải mua gạo ngon, đậu tốt và “nấu bằng cả cái tâm”.
“Nghĩa là nấu bằng nguyên liệu tự nhiên, nấu đúng độ lửa, đúng thời gian, không thể vội vàng, làm cho có… Dù nấu bán nhưng phải nấu như nấu cho người nhà, gia đình con cái mình ăn”, bà Để chia sẻ.
Công phu như thế nên cháo đậu của bà khiến ai ăn rồi cũng nhớ. Chị Hồ Hồng Hoa (SN 1972, con gái bà Để) cho biết, cụ bà bán cháo đậu từ năm 34 tuổi. Đến nay, bà đã bán món ăn này 50 năm nhưng chưa bao giờ ế khách.
“Thậm chí, có thời điểm, mẹ tôi mệt, có ý định nghỉ bán, khách biết được nên đến năn nỉ. Họ nói: “Cô đừng nghỉ. Cố bán cho tụi con ăn”. Thấy vậy, mẹ tôi lại ráng đi bán. Bán riết rồi bà yêu nghề, không bỏ được nữa”, chị Hoa nói thêm.
Đến bây giờ, ở tuổi 84, chân yếu, tay mềm, cụ bà vẫn không có ý định “nghỉ hưu”. Bà nói, bà bán quen rồi, ngày nào không bán là ngày ấy bà không thấy vui vẻ. Thức khuya, dậy sớm là thế nhưng bà lại thấy vui.
“Nói vậy chứ, nấu món này không cực lắm. Trước kia tôi còn kho cá để ăn kèm nhưng bây giờ chỉ làm dưa mắm, xá bấu, nước cốt dừa thôi. Bữa nào có chiên củ cải thì hơi cực một xíu. Nếu chỉ làm dưa mắm thì đơn giản vì tôi làm quen tay rồi”, cụ bà chia sẻ.
Khoảng 7-8h sáng, nồi cháo to đã hết veo. Nhiều khách phải thất vọng ra về vì không mua được món ăn ưa thích. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Tảo tần cùng gánh cháo đã ngót ngét 50 năm nhưng đến nay, bà vẫn phải ở nhà thuê. Bà nói, quê gốc của bà ở TP.HCM nhưng cha mẹ không để lại đất đai. Đông con, gánh cháo dù đắt khách nhưng cũng chỉ giúp bà lo cho 7-8 miệng ăn nên chẳng thể mua được căn nhà để che nắng, chắn mưa.
“Gánh cháo ấy đã giúp tôi nuôi lớn 7 người con. Sau này, con cái lớn, tôi đỡ hơn chứ trước đây, khi con còn nhỏ, tôi cực lắm. Bây giờ, con tôi đều có gia đình riêng. Các con cũng không muốn tôi thức khuya dậy sớm đi bán. Nhưng tôi quen rồi, không bán không thấy vui”, cụ bà nói rồi cố vét chút cháo dính ở đáy nồi trước khi dọn hàng ra về.
Dù đã 84 tuổi, bà Để vẫn chưa có ý định nghỉ ngơi vì ngày nào không bán, ngày đó bà không thấy vui. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Ông lão mở tiệm sách '3 không' bên con đường đắt đỏ bậc nhất Sài Gòn
Hơn 10 năm qua, tiệm sách của ông Nguyễn Văn Cần vẫn duy trì được tiêu chí “3 không” như ngày đầu mở cửa. Bạn đọc đến với tiệm được đọc thoải mái, được thuê sách về mà không cần đặt cọc, ghi tên và trả lại.
" alt="Gánh cháo đậu 50 năm gây thương nhớ ở Sài Gòn">Gánh cháo đậu 50 năm gây thương nhớ ở Sài Gòn